Chào mừng bạn đến thăm Y KHOA VIỄN XỨ !

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

LỊCH SỬ VI PHẪU THUẬT (2)

SỰ PHÁT TRIỂN VỀ VI PHẪU THUẬT TẠI VIỆT NAM                                       
    Ở Việt Nam, Vi phẫu thuật đã bắt đầu phát triển từ thập niên 80 với hai trung tâm :
    1. Tại Hà nội từ năm 1979 : Giáo sư NGUYỄN HUY PHAN
    2. Tại thành phố Hồ chí Minh từ năm 1982 : Bác sĩ VÕ VĂN CHÂU đã nghiên cứu, áp dụng vi phẫu thuật trong Chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật bàn tay.
    Đơn vị Vi phẫu đầu tiên tại Việt nam đã được thành lập từ 1990 tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển vi phẫu thuật, xử trí khâu nối các chi thể bị đứt lìa như tay chân, bàn tay, ngón tay chuyển ghép các vạt da mô tự do để tái tạo và che phủ các nơi thiếu hổng phần mềm, chuyển ghép xương, chuyển ghép ngón chân thay thế ngón tay, phẫu thuật phục hồi chức năng lao động.
    Khoa Vi phẫu thuật Tạo hình là một khoa chuyên sâu về kỹ thuật vi phẫu đã được thành lập lần đầu tiên tại Việt nam năm 1997 tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ chí Minh có trách nhiệm xử trí các trường hợp cấp cứu tai nạn đứt lìa chi, tạo hình và tái tạo các phần của cơ thể bằng kỹ thuật vi phẫu.
    Vì vi phẫu thuật là một ngành chuyên sâu có tính kỹ thuật cao cho nên khoa vi phẫu tạo hình lúc nào cũng bị quá tải về số lượng bệnh nhân đến điều trị và phẫu thuật, việc giải quyết được đề xuất theo cách phát triển vi phẫu thuật theo diện rộng nghĩa là đào tạo thêm nhiều phẫu thuật viên nắm bắt được kỹ thuật vi phẫu.
    Do đó nhiều khóa đào tạo bồi dưởng về kiến thức và thực hành vi phẫu tạo hình cho các phẫu thuật viên và các điều dưởng chuyên ngành vi phẫu tạo hình đã được tổ chức tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ chí Minh và tại các tỉnh từ năm 1994 cho đến nay. Mỗi khoá có thời gian từ một đến ba tháng gồm giảng dạy lý thuyết, một tháng thực tập kỹ thuật labo vi phẫu, hai tháng thực tập lâm sàng và phẫu thuật.
    Nhiều tài liệu chuyên ngành và sách vở phục vụ cho việc đào tạo bồi dưởng vi phẫu tạo hình đã được thực hiện tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ chí Minh.
               
                    Các sách về vi phẫu đã được in ấn gồm:
    1. Vi phẫu thuật thần kinh mạch máu - Võ văn Châu và cộng sự - Sách in, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM. 1994 - Tài liệu căn bản giảng dạy các khóa Bồi dưởng Vi phẫu thuật và Kỹ thuật labo vi phẫu trong các năm 1994, 1995, 1996.
    2. Vi phẫu thuật, Kỹ thuật thực nghiệm căn bản - Võ văn Châu và cộng sự - Sách in 148 trang - hội Y Dược học thành phố Hồ chí Minh xuất bản năm 1994.
    3. Kỹ thuật thắt nút chỉ khâu dùng trong vi phẫu thuật - Võ văn Châu - Tài liệu căn bản - Sách in 42 trang - Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM. 1994.
    4. Vi phẫu thuật mạch máu thần kinh - tập 1 - Võ văn Châu - Sách in 625 trang - hội Y Dược học thành phố Hồ chí Minh xuất bản năm 1998.
    5. Các vạt da vi phẫu dùng trong phẫu thuật tái tạo tứ chi - Võ văn Châu - Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM. 1998.
    6. Kỹ thuật vi-phẫu trong phẫu-thuật bàn tay - Võ văn Châu - Sách in - 456 trang - Nhà xuất bản Y học 2004.
    7. Các vạt da vi-phẫu dùng trong phẫu-thuật tái-tạo tứ chi - Võ văn Châu - Dĩa VCD – Bệnh viện Chấn-Thương Chỉnh-Hình TP.HCM 2003.
      
         Việc phát triển vi phẫu thuật đã có kết quả la:̀
    . Xây dựng được một đội ngủ cán bộ kỹ-thuật y tế nắm bắt được kiến thức vi-phẫu và áp-dụng trên lâm-sàng tại đơn-vị cũng như tại một số trung tâm y tế cơ sở.
    . Chuyển giao kỹ-thuật vi-phẫu đến các bệnh viện khác qua việc hợp tác thực-hiện các phẫu-thuật chuyên sâu vi-phẫu
    . Bắt đầu hình thành một mạng lưới Vi-phẫu Tạo-hình bao gồm các bệnh viện của nhiều tĩnh và TP.HCM.
    Trái ngược với ý kiến của nhiều người là chỉ có thể thực hiện vi phẫu thuật tại các trung tâm đô thị lớn thì với sự phát triển đều đặn của vi phẫu thuật trong những năm qua theo hướng đã thực hiện, số phẫu thuật viên trong nước nói chung và trong Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình nói riêng đã nắm vững kỷ thuật vi phẫu ngày càng gia tăng, áp dụng có hiệu quả vào các phẫu thuật cấp cứu và thường qui. Hiện nay các phẫu thuật khâu nối chi đứt lìa, chuyển ghép vạt da, phục hồi chức năng đã được thực hiện có kết quả tốt ngay tại các bệnh viện tuyến tỉnh do các phẫu thuật viên nắm bắt kỹ thuật vi phẫu từ các khoá đào tạo – bồi dưỡng.
(Xin xem tiếp trong phần Bồi dưỡng và đào tạo vi phẫu thuật tạo hình).
Bs Võ Văn Châu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét