Chào mừng bạn đến thăm Y KHOA VIỄN XỨ !

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

MẠNG THẦN KINH CÁNH TAY

---------------------------------
Hình vẽ cho thấy mạng thần kinh cánh tay 
được thành lập từ các rễ thần kinh cổ C5, C6, C7, C8 và D1.

Bệnh nhân: Bùi K. Gi. 18 tuổi, tại An Giang, phẫu thuật ngày 20 tháng 04 năm 2008,
khám lại ngày 12 tháng 02 năm 2009 cho kết quả phục hồi tốt,dạng vai và gập khủyu.
---------------------------------
      Với sự phát triển kinh tế nhanh chóng tại thành phố số lượng xe máy 2 bánh cần thiết để phục vụ nhu cầu vận chuyển cá nhân đã gia tăng một cách đáng kể và số tai nạn giao thông cũng gia tăng theo. 
      Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp. Hồ Chí Minh mỗi tháng tiếp nhận trung bình 3 ngàn đến 4 ngàn bệnh nhân đến cấp cứu, cụ thể tháng 10/2001 con số này là 3653 bệnh nhân, trong số đó có 1404 bệnh nhân đến do tai nạn giao thông, đó là chưa nói đến các bệnh viện và trung tâm y tế khác. Nếu tính chung toàn thành phố thì tổng số bệnh nhân cần phải điều trị do tai nạn giao thông hành năm sẽ là con số đáng kể.
      Một số nạn nhân tai nạn giao thông khi té ngã từ trên xe máy hai bánh xuống đất có thể bị tổn thương tùng thần kinh cánh tay gây ra bại liệt hoàn toàn hay bại liệt một phần cánh tay: từ vai xuống các ngón tay. Tổn thương này có thể kết hợp với gãy xương đòn, xương vai, xương cánh tay hay tổn thương cột sống cổ.
      Theo GS. Panupan từ 1984-1993 tại bệnh viện Siriraj ở Bangkok đã phẫu thuật cho hơn 500 bệnh nhân bị tổn thương mạng thần kinh cánh tay, trong đó số tai nạn xe máy chiếm tỉ lệ 82% còn theo BS. Võ Văn Châu tại bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình chỉ trong thời gian từ 01/2000 đến 12/2005 đã phẫu thuật cho 454 bệnh nhân thì tỉ lệ này là 95%. 
Tùng thần kinh cánh tay là gì ?
      Tùng thần kinh cánh tay còn gọi là đám rối thần kinh cánh tay hay mạng thần kinh cánh tay là một mạng kết nối phức tạp 5 rễ thần kinh xuất phát từ tủy sống ở vùng cổ kể từ đốt xương sống cổ thứ 5 đến đốt xương sống ngực thứ 1. Mạng thần kinh này sẻ sinh ra các dây thần kinh chịu trách nhiệm về vận động và cảm giác cho toàn thể tay. Người ta gọi các rễ này là C5, C6, C7, C8, D1.
Các dấu hiệu bị tổn thương tùng thần kinh cánh tay ?
      Sau khi tai nạn bệnh nhân bị liệt một phần của tay hoặc liệt hoàn toàn ở bên tay bị va đập, nếu có gãy xương hay trật khớp thì có thêm biến dạng vùng vai hoặc cánh tay tương ứng.
Có thể điều trị tổn thương này không ?
      Việc điều trị tổn thương tùng thần kinh cánh tay thường rất khó khăn, lâu dài và thường chỉ thể phục hồi một phần các vận động của tay. Kết quả điều trị tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng tổn thương thực sự của từng rễ thần kinh, các tổn thương kèm theo, tuổi bệnh nhân...
Như vậy phương pháp điều trị ra sao ?
      Việc điều trị cần được thực hiện đúng kỹ thuật và cần được theo dõi diễn tiến thường xuyên tại bệnh viện.
      Việc đầu tiên là chẩn đoán chính xác tổn thương bằng kỹ thuật lâm sàng cũng như kỹ thuật điện cơ và hình ảnh...
      Đốii với độ I và độ II bệnh nhân có khả năng tự phục hồi nhưng cần được theo dõi thường xuyên và phải hỗ trợ bằng kích thích điện, tập vật lý trị liệu cũng như dùng thuốc.
Khi nào thì bắt đầu điều trị ?
     Việc điều trị tổn thương chung được thực hiện ngay sau khi chẩn đoán lâm sàng nhưng chẩn đoán điện cơ chỉ có giá trị sau 3 tuần tai nạn.
     Phẫu thuật thường chỉ được thực hiện sau tai nạn 2-3 tháng cho đến 5 tháng vì các lý do sau:
Phác đồ chung của BS. Võ Văn Châu xử trí tổn thương tùng thần kinh cánh tay đã được áp dụng tại khoa Vi Phẫu Tạo Hình, Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2000.

Khám lâm sàng
      Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng: đo điện cơ EMG, thử sức cơ, đo chức năng hô hấp, chụp x-quang cột sống cổ, tim phổi; và các phim cần thiết khác, chụp cộng hưởng từ MRI.
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ MẠNG THẦN KINH CÁNH TAY. Đám rối thần kinh cánh tay = (Gs. Đỗ xuân Hợp - Giải phẫu thực dụng ngoại khoa chi trên-chi dưới). Tùng thần kinh cánh tay = (Giáo sư Nguyễn Hữu - Danh từ cơ thể học - 1967)...Xem tiếp

--------------------------------------------
Theo dõi sau mổ
      Theo dõi sau mổ là một bước rất quan trọng trong điều trị phẫu thuật tổn thương mạng thần kinh cánh tay, việc theo dõi này cần được sự hướng dẫn chi tiết của phẫu thuật viên, nhân viên tập vật lý trị liệu, và sự phối hợp của bệnh nhân và gia đình.
Điều trị phẫu thuật tại đâu ?
      Bác sĩ Võ Văn Châu được coi là người có nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực điều trị và phẫu thuật loại tổn thương này tại Việt Nam vì từ năm 1993 đến năm 2004 đã phẫu thuật hơn 500 trường hợp bệnh nhân bị liệt tùng thần kinh cánh tay đến từ khắp nơi trong nước và nước ngoài, cho đến nay  2009 đã có hàng ngàn người bị tổn thương mạng thần kinh cánh tay đã được phẫu thuật có hiệu quả phục hồi chức năng. 
      Đây là các phẫu thuật chuyên sâu kỹ thuật cao sử dụng các phương pháp tinh vi, tỉ mỉ với các trang thiết bị, dụng cụ vi phẫu vào loại hiện đại nhất trên thế giới, tất cả các qui trình mổ đều được thực hiện bằng kính hiển vi phẫu thuật hiện đại với kim chỉ khâu thần kinh có kích thước nhỏ hơn sợi tóc (75 microns = 75/1000 milimet) và chỉ khâu thần kinh có kích thước bằng 1/5 sợi tóc ( 22 microns).
      Các phẫu thuật này được thực hiện với 2 kíp phẫu thuật viên (04 phẫu thuật viên), thời gian mổ kéo dài từ 6 giờ đến 8 giờ do đó chỉ có thể thực hiện được ở các cơ sở đầy đủ trang thiết bị dụng cụ phẫu thuật và máy gây mê tốt, phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê có kinh nghiệm và kỹ thuật theo dõi, chăm sóc hậu phẫu tốt.

Xin lưu ý :
       Phẫu thuật chỉ có kết quả tốt nếu được thực hiện trong  vòng từ 03 tháng đến 07 tháng sau tai nạn, nếu mổ sau thời gian này thì  kết quả sẽ tương đối kém, do đó phải tạo mọi điều kiện để bệnh nhân được mổ sớm.

 1 Bệnh nhân muốn điều trị và phẫu thuật theo yêu cầu xin liên hệ trực tiếp:
  • Bác sĩ Võ văn Châu
      Địa chỉ: 49 Bành văn Trân, Phường 6, quận Tân Bình, Tp HCM.
      ĐT: 0903602947 - 09023602947.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét