Chào mừng bạn đến thăm Y KHOA VIỄN XỨ !

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

HAPPY NEW YEAR 2011 !





Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

NỐI THÀNH CÔNG 4 NGÓN TAY ĐỨT LÌA

Xem lớn Click nút
---------------------------------
MỘT THÁNG SAU VỚI BÀN TAY ĐỨT LÌA


.

CỐ ĐỊNH NGOÀI SUZUKI ĐIỀU TRỊ GÃY NHIỀU MẢNH XƯƠNG ĐỐT NGÓN TAY

Xem lớn Click vào đây.

PHẪU THUẬT CHUYỂN NGÓN CHÂN THỨ 2 LÊN THAY THẾ NGÓN TAY CÁI

(Báo cáo năm 2005)
 ---------------------------------

KHI BÀ NỘI TRỢ HAY ĐAU CỤC XƯƠNG CỔ TAY

    Một phụ nữ khoảng hơn 30 tuổi đến phòng khám than rằng mỗi khi bế con, giặt giũ nhiều thường bị đau cục xương cổ tay dữ dội. Một thời gian sau ngay trên chỗ đau xuất hiện một khối u nhỏ khá cứng, cô lo sợ nó là một khối u xương.

    Thật ra khám kỹ biết đó là viêm gân - bao gân dạng duỗi và khối u chỉ là một nang dịch, thường gọi là hội chứng De Quervain. Qua x-quang cho thấy không có khối u xương mà có khối nang dịch.

1. Viêm Gân, Bao Gân Dạng-Duỗi Là Gì ?
 VỊ TRÍ ĐAU CỦA BỆNH DE QUERVAIN

    Đó là tình trạng kích thích và sưng nề của gân duỗi ngón tay cá chạy dọc theo bờ ngoài của đáy ngón tay cái và vùng mũi trâm xương quay mà bệnh nhân nghĩ nhầm là cục xương cổ tay. Sự kích thích này sẽ làm cho các lớp bao chung quanh gân như bao hoạt dịch, bao xơ thay đổi hình dạng, to dầy hơn và làm cho gân khó di chuyển. Hậu quả là người bệnh cảm thấy căng đau  phía ngoài cổ tay gần gốc ngón tay cái khi cầm nắm mạnh hay khi vặn xoắn một vật nào đó, rõ nhất khi giặt giũ, vặn ốc vít. Viêm trong hội chứng này không có nghĩa là nhiễm trùng. 
2. Những Biểu Hiện Trên Lâm Sàng ?
 

 VỊ TRÍ GÂN DANG - DUỖI NẰM TRONG BAO GÂN VÙNG CỔ TAY
    Thường đau phía ngoài cổ tay gần gốc ngón tay cái là dấu hiệu chính, nó xuất hiện dần dần hay đột ngột. Bệnh nhân thường cảm thấy đau ở cổ tay và lan lên cẳng tay, càng cử động thì càng đau. Đôi khi bệnh nhân thấy sưng nề vùng mũi trâm quay và xuất hiện một khối u nhỏ , đó là khối u nang chứa chất hoạt dịch. Sụ kích thích có thể tác động lên một nhánh của dây thần kinh quay nằm ngay phí trên tạo ra tê một vùng da mặt lưng ngón tay cái và ngón tay trỏ. Sau cùng vì đau quá nên hoạt động của ngón tay cái có thể trở nên khó khăn. 

3. Ai Có Thể Bị Hội Chứng Này Và Cách Chữa Trị Ra Sao ?
    Nam hay nữ giới đều có thể bị hội chứng De Quervain nhưng thườn g gặp nhất là nữ trên 30 tuổi, hoạt động và va chạm thường xuyên vùng cổ tay. 

    Có 2 cách để chẩn đoán
  •     Đầu tiên là ấn một ngón tay lên vùng mũi trâm quay sẽ làm bệnh nhân đau nhiều. 

  •     Còn thử nghiệm Finkelstein để củng cố chẩn đoán lâm sàng thực hiện như sau: Bệnh nhân nắm các ngón tay lại với ngón tay cái đặt nằm trong các ngón tay khác. Bẻ gập cổ tay về phía ngón tay út sẽ tạo ra một cơn đau dữ dội. Với 2 cách thử trên đủ để xác định hội chứng De Quervain.
THỬ NGHIỆM FINKELSTEIN 
    Mục đích điều trị: Giảm viêm, chống kích thích và sưng nề để giảm đau:

  •     Nếu đau ít: mang nẹp bất động thẳng cổ tay, uống thuốc  kháng viêm và giảm đau.
  •     Nếu đau nhiều: điều trị tương tự như trên và tiêm thuốc kháng viêm corticoid vào vùng quanh gân - bao gân, thông thường tiêm 3 lần cách nhau 7 - 10 ngày. Không được tiêm loại kháng viêm có chứa Triamcinolone vì sẽ làm teo lõm da, hết sức cẩn thận phòng ngừa nhiễm trùng nơi tiêm chích.

  •     Nếu đau thật nhiều hoặc điều trị nội khoa không thuyên giảm phải nghĩ đến phẫu thuật mở bao gân để giảm sự kích thích, va chạm gây đau. Tuy nhiên rất hiếm khi phải phẫu thuật vì hầu hết bệnh nhân đáp ứng tốt đối với điều trị nội khoa.
4. Cần Lưu Ý Những Điều Gì ?
    Có vài trường hợp cũng gây ra các dấu hiệu tương tự hội chứng De Quervain nên có thể bị nhầm lẫn như chấn thương, gãy xương, khối u dây thần kinh...Do đó, cần khám bệnh chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm, chính xác. 
 Bs Võ Văn Châu

"BỆNH TÊ TAY" HAY HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

     Bạn có cảm thấy tê các ngón tay khi đi xe máy hoặc khi thức dậy buổi sáng hay không ? Có khi nào bạn tê các ngó tay đến mức làm rơi đũa ăn hay không ? Nếu câu trả lời là có thì bạn có khả năng mắc phải hội chứng ống cổ tay.

    Rất nhiều người khi bị hội chứng ống cổ tay  cứ tin rằng mình bị tê thấp, phong thấp nên đã tự điều trị bằng các loại thuốc, kể cả các thuốc không rõ xuất sứ và tác dụng ra sao cho đến khi bệnh tiến triển nặng, thần kinh bị teo và sơ hoá, lúc đó dù điều trị tốt nhưng sụ phục hồi rất kém.
Art:The structures of the wrist associated with carpal tunnel syndrome.
 GIẢI PHẪU HỌC THẦN KINH GIỮA VÙNG CỔ TAY
1. Hội Chứng Ống Cổ Tay Là Gì ?
    Về giải phẫu thì ống cổ tay là một ống hẹp thực sự được cấu tạo bởi các xương cổ tay ở phía sau và 2 bên còn phía trước là dây chằng vòng trước cổ tay khá dày và chắc. Để cho bàn tay và các ngón tay có thể cử động được thì cần đến các gân đi từ trên cẳng tay xuống các ngón tay và các khớp. Khi gân gập của các ngón tay đi ngang qua cổ tay thì được sắp xếp sát cạnh nhau nằm trong ống cổ tay sao cho tiết diện nhỏ nhất.
Reasons For Carpal Tunnel Syndrome
HÌNH ẢNH CHO THẤY THẦN KINH GIỮA BỊ CHÈN ÉP
    Trong ống cổ tay, ngoài các gân cơ còn có thần kinh giữa nằm ngay dưới dây chằng vòng trước do đó thần kinh này rất dễ bị chèn ép  bởi dây chằng vòng và gây ra hội chứng ống cổ tay.

    Ở giai đoạn đầu của chèn ép thì thần kinh sẽ bị thiếu máu nuôi cục bộ và luồng thần kinh sẽ bị cản trở, còn ở giai đoạn sau thì thần kinh bị teo lại, bao ngoài bị sơ hóa và luồng thần kinh bị  ngăn chận hoàn toàn.
    Chưa rõ tại sao dây chằng vòng trước cổ tay  gâuy chèn ép thần kinh giữa vì trong phẫu thuật giải ép ống cổ tay, người ta không ghi nhận sự thay đổi đáng kể  về hình dáng và độ dày của nó.
    Hội chứng ống cổ tay thường xảy ra một cách tự nhiên ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Có một vài nghề nghiệp đặc biệt có thể tạo điều kiện xuất hiện hội chứng này qua các thao tác có áp lực trên mặt lòng bàn tay một cách liên tục  hoặc định kỳ như công nhân sử dụng búa máy, đẩy hàng nặng.v.v.

    Đồng thời hội chứng ống cổ tay cũng có thể xảy ra khi có gia tăng áp lực trong ống cổ tay vì bất cứ lý do nào khác như khối u, gãy đầu dưới xương quay.v.v. 
2. Triệu Chứng Ra Sao ?
    Tê tay là dấu hiệu chủ yếu đầu tiên, tê nhiều hay ít tùy theo mức độ chèn ép trên thần kinh giữa. Bệnh nhân bị giảm cảm giác ở mặt lòng các ngón tay cái, trỏ và giữa. Lúc đầu chỉ tê một lúc vào buổi sáng sau khi thức dậy, đẩy cá khối nặng hay lái xe gắn máy rồi sau đó tê tay liên tục suốt ngày, kèm theo cảm giác tê tay là cảm giác kim châm nhè nhẹ ở đầu các ngón tay. Nếu không được điều trị bệnh nhân sẽ mất dần cảm giác tiếp xúc và nhận biết các vật thể cầm nắm đến mức làm rơi muỗm đũa khi ăn.
Symptoms Of Carpal Tunnel Syndrome
HÌNH ẢNH CHO THẤY TÊ, ĐAU 3 + 1/2 NGÓN TAY PHÍA NGÓN CÁI

    Ngón tay cái bị yếu dần do giảm cử động nhóm cơ gò cái ở các động tác đối ngón nhưng trong giai đoạn đầu bệnh nhân không nhận thấy còn ở giai đoạn sau thì gò cái bị teo lại rõ ràng. 

    Thông thường thì những dấu hiệu chủ quan phía trêm làm bệnh nhân khó chịu phải đi khám bệnh, các bác sỹ chuyên khoa sẽ thực hiện các thủ thuật khám lâm sàng để định bệnh như sau:
  •     Tìm dấu hiệu Tinel trên thần kinh giữa ở cổ tay
  •    Tìm cảm giác rung với tần số 256, 128, 32 Hz bằng âm thoa. Bệnh càng nặng nếu giảm cảm giác với tần số thấp.
  •     Tìm dấu hiệu giảm khả năng phân biệt 2 điểm trên cùng búp ngón
  •    Tìm dấu hiệu Phallen: khi bệnh nhân gập cổ tay chủ động và giữ cẳng tay thẳng đứng sẽ thấy tê các ngón tay hay gia tăng tê các ngón tay.
  •     Đo điện cơ (EMG) để tìm vận tốc dẫn truyền thần kinh giữa, bệnh càng nặng nếu vận tốc giảm nhiều.
   Khi đã xác định hội chứng ống cổ tay rồi thì cần điều trị ngay vì nếu để quá lâu thì tổn thương thần kinh giữa rất khó phục hồi. 
   Ở giai đoạn đầu, bệnh nhẹ, chỉ cần mang nẹp thẳng cổ tay vào ban đêm trong vòng 2 tháng, thuốc chỉ hỗ trợ sự phục hồi tự nhiên gồm sinh tố nhóm B, ATP và Canxi.
    Ở giai đoạn sau cần phải phẫu thuật. Nếu bị bệnh không lâu chỉ cần mở ống cổ tay, cắt dây chằng vòng và giải phóng thần kinh giữa là đủ, nhưng nếu bệnh đã lâu nhất là đã có teo cơ gò cái  thì bao ngoài thần kinh bị xơ hóa, cần phải bóc tách và cắt bao ngoài. Đường mổ kinh điển ở mặt trước cổ tay sẽ tạo ra một vết sẹo khó thấy khi lành. 
    Bệnh nhân được gây tê tùng thần kinh tại vùng nách và làm ga-rô cánh tay, do đó phẫu thuật không mất máu, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày.
    Có nhiều kỹ thuật mổ hội chứng ống cổ tay ngoài kỹ thuật kinh điển , kỹ thuật nào cũng có mục đích là cắt dây chằng vòng để loại trừ nguyên nhân gây chèn ép và kỹ thuật nào cũng cho kết quả tốt. Kỹ thuật nội soi hiện đại có ưu điểm là đường mổ nhỏ, mổ nhanh nhưng nếu bệnh nhân bị bệnh quá lâu bao ngoài thần kinh bị xơ hoá thì không thể bóc tách bao để giải phóng hoàn toàn thần kinh được

. 
ĐƯỜNG MỔ CẮT DÂY CHẰNG CỔ TAY GIẢI PHÓNG THẦN KINH GIỮA
    Nếu mổ sớm bệnh nhân sẽ hết tê tay và phục hồi cảm giác khá nhanh, nhưng nếu mổ sau khi có teo cơ gò cái  thì sự phục hồi kém hơn nhiều. 
3. Phân Biệt Với Các Bệnh Khác ?
    Có một vài bệnh cũng gây ra vài dấu hiệu tương tự hội chứng ống cổ tay nên dễ bị nhầm lẫn như bệnh của dây thần kinh, các bệnh của cột sống, các bệnh thoái hoá, chèn ép sau chấn thương, khối u thần kinh.v.v. Do đó cần khám bệnh chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm. 
Bs Võ Văn Châu

KHOA VI PHẪU THUẬT - THẦN KINH, BỆNH VIỆN HỒNG ĐỨC VỪA PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG MỘT TRƯỜNG HỢP BỆNH NHÂN BỊ VẾT THƯƠNG PHỨC TẠP CẲNG TAY

      Bệnh nhân THÁI THANH T 21t, địa chỉ: 377/27/13 Quang Trung, P10, Q.Gò Vấp, Tp HCM nhập viện lúc 22h 00 phút ngày 10/10/2009 với chẩn đoán: Vết thương phức tạp 1/3 dưới cẳng tay (P) - đứt hoàn toàn các gân gấp I, II, III, IV, V + đứt hoàn toàn bó mạch thần kinh trụ + đứt hoàn toàn thần kinh giữa + gãy hở độ II 1/3 dưới xương trụ (P)làm cho bệnh nhân không thể nắm các ngón tay lại được. Bệnh nhân được các Bác sĩ của Khoa Vi phẫu Thuật-Thần kinh sơ cứu và phối hợp với các Bác sĩ Gây mê hồi sức cùng phẫu thuât cho bệnh nhân. Sau 5 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đươc kết hợp xương trụ bằng dụng cụ y tế chuyên biệt và khâu nối từng sợi gân một, khâu nối thần kinh và mạch máu có hổ trợ của dụng cụ vi phẫu đặt biệt. Sau phẫu thuật bệnh nhân tỉnh ngay trên bàn mổ (vì sử dụng phương pháp gây tê tùng thần kinh cánh tay rất hiện đại ) và các ngón tay cử động lại gần như bình thương. Tuy nhiên, bệnh nhân phải được đeo nẹp để tập gân (thông thường nẹp tập gân được làm bằng bột rất nặng nề, nhưng ở Bệnh viện chúng tôi có khoa vật lý trị liệu phối hợp làm nẹp tập gân cho bệnh nhân bằng chất liệu nhẹ nhàng, rất là thoải mái) thì kết quả về sau bệnh nhân có thể cầm nắm và sinh hoạt trở lại như người bình thường.
Dưới đây là đoạn video cho thấy cử động các ngón tay của bệnh nhânTHÁI THANH T 21t rất tốt sau mổ được 5 ngày.


Giới thiệu quyển sách: McCRAW AND ARNOLD's ATLAS of Muscle & Musculocutaneous Flaps

Xem lớn: Click vào đây.

HỘI CHỨNG NGÓN TAY BẬT

http://www.mdguidelines.com/images/Illustrations/trig_fin.jpg
Vị trí bị bệnh của hội chứng ngón tay bật
    Buổi sáng đẹp trời nào đó bạn thức dậy sau một đêm ngủ ngon giấc, bạn làm một vài động tác thể dục, bạn nắm bàn tay lại và xoè bàn tay ra. Tất cả các ngón  đều duỗi thẳng nhưng trừ một ngón ngoan cố  vẫn cứ co gập lại dù bạn đã duỗi ngón tay thật mạnh. Bạn thử nắm các ngón tay lại và duỗi các ngón tay ra vẫn như cũ, tên ngoan cố kia không có vẻ gì là theo ý muốn của bạn. Bạn đành phải dùng sức kéo thẳng nó ra, kết quả là bạn thành công: ngón tay duỗi thẳng kèm theo một tiếng "bực" và một cơn đau.

MỘT NGÓN TAY NGOAN CỐ KHÔNG CHỊU DUỖI THẲNG
 SAU KHI BẠN GẬP CÁC NGÓN TAY VÀ DUỖI RA 
    Một ngày nào đó bạn đi chợ và xách về một giỏ thức ăn không nặng lắm. Khi bạn bỏ giỏ thức ăn ra thì kỳ lạ thay trong bàn tay của bạn có một ngón tay cứ mãi co quắp nhất định không chịu bỏ giỏ xách ra. Bạn giật mạnh ngón tay kêu " cụp" và đau buốt trước khi nó chịu thua bạn.
    Những dấu hiệu trên nằm trong một bệnh cảnh mà y học gọi là hội chứng ngón tay bật hoặc ngón tay cò súng. Thuật ngữ này chẳng liên quan gì đến chiến tranh hay hình sự  mà chỉ để mô tả tư thế co quắp của ngón tay do các rối loạn về hệ thống dây chằng và gân cơ gây ra.
1. Cấu trúc giải phẫu liên quan đến hội chứng
    Ngón tay muốn cử động co duỗi phải nhờ đến các gân gập ở mặt lòng và các gân duỗi ở mặt lưng ngón tay. Các gân này bám vào xương các đốt ngón và di chuyển tới lui nhờ sự co rút của các cơ nằm ở cẳng tay. Mỗi ngón tay dài có 2 gận gập: gân sâu bám vào đốt cuối ngón làm cả ngón tay gập, gân nông bám vào đốt giữa  làm gập khớp liên đốt gần giữa đốt I và đốt II, cón ngón tay cái chỉ có một gân gập dài.
    Để cho sự di động của ngón tay hiệu quả và nhẹ nhàng không ma sát, thiên nhiên đã cho các gân gập nằm trong 2 lớp bao: lớp bao xơ ở bên ngoài chịu đựng va chạm tốt và được tăng cường bởi các dây chằng vòng, dây chằng chéo tạo thành một ống bao xơ. Lớp bao hoạt dịch bên trong có chứa chất dịch giúp gân trượt trong bao dễ dàng. Gân gập nằm trong ống bao gân này không thể bị trật vị trí ra bên ngoài được nhờ vào cấu tạo chắc chắn của các dây chằng.
http://www.handsurgerynyc.com/images/trigger_finger_01.jpg
Figure 1:  Hình ảnh giải phẫu của gân và bao gân bình thường.

Trigger Finger Treatment Manhattan | Trigger Finger Treatment New York City

Hình ảnh giải phẫu của gân và bao gân bị ngón tay bật
    Dây chằng ở cao nhất là dây chằng vòng có ký hiệu A1 nằm gần khớp nối bàn tay và xương đốt ngón I, được coi như một miệng hầm đường bộ chui dưới đèo, chịu trách nhiệm chính hướng dẫn sự di chuyển của gân gập và chịu đựng sự ma sát nhiều nhất. Trong trường hợp bệnh lý thì dây chằng vòng dầy lên làm miệng hầm nhỏ lại hoặc gân gập to lên thì cử động gập duỗi ngón tay bị trở ngại, sẽ vướng. 
2. Tại sao xảy ra hội chứng ngón tay bật ?
    Có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện ngón tay bật nhưng thường nhất là một tình trạng viêm đặc biệt  của cơ quan vận động được gọi là viêm gân - bao gân gây ra do các chấn thương nhẹ liên tục kéo dài, thấp khớp, nhiễm trùng hoặc rối loạn biến dưỡng...Các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn như: di truyền, bẩm sinh. 
3. Ai có thể bị hội chứng ngón tay bật ?
    Mọi người ai cũng có thể bị ngón tay bật nhưng thường nhất là phái nữ trên 40 tuổi, phái nam ít hơn và một số là trẻ sơ sinh. Đồng thời hội chứng ngón tay bật cũng thường gặp ở những người đã bị hội chứng ống cổ tay, hội chứng De Quervain, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường. Một bệnh nhân có thể bị hội chứng này ở nhiều ngón tay của một bàn tay hoặc cả hai bàn tay. 
4. Các dấu hiệu lâm sàng ra sao ?
    Dấu hiệu chính là ngón tay bị vướng khi cử động gập duỗi. Khi ngón tay ở tư thế duỗi thẳng thì bệnh nhân khó co gập lại và khi ngón tay đang co lại thì bệnh nhân khó duỗi thẳng ra. Khi cố ý bẻ cho ngón tay thẳng ra thì rất đau  và lúc thẳng ra được thì bệnh nhân có thể nghe một tiếng kêu, đó chính là lúc gân gập vượt qua được miệng hầm hẹp. Bệnh nhân cũng có thể nhận thấy một khối nhỏ nằm trên đường gân gập gần khớp bàn đốt và ấn mạnh thì đau.
    Tuy nhiên trong giai đoạn đầu bệnh nhân có thể cảm nhận các dấu hiệu nhẹ hơn của hội chứng ngón tay bật là đau nhẹ ở đáy các ngón tay khi gập duỗi, cử động hơi vướng vào buổi sáng lúc thức dậy.
    Ở trẻ sơ sinh rất khó nhận biết các dấu hiệu. Trong một lúc tình cờ nào đó người mẹ hay người thân nhận thấy đốt cuối của ngón cái  bị gập lúc cháu xòe thẳng các ngón tay, khi bẻ gập ngón tay cái của cháu thì đốt cuối lại thẳng ra và sờ được một khối nhỏ trên đường gân gập ở đáy đốt 1. 
5. Chẩn đoán ra sao ?
    Chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu lâm sàng là chính nhưng đôi khi cũng cần làm thêm x-quang, siêu âm, xét nghiệm để loại trừ các tình trạng xương khớp khác như cứng khớp, tổn thương xương, khối u... 
6. Điều trị như thế nào ?
    Có hai cách điều trị tùy theo mức độ vướng của gân gập:
    Mức độn nhẹ thì dùng thuốc kháng viêm, tiêm thuốc Steroid tại chỗ và làm nẹp bất động tạm ngón tay để tránh đau khi cử động. Không dùng Steroid khi bệnh nhân có bệnh tiểu đường.
    Mức độ nặng hơn hoặc khi dùng thuốc không hiệu quả thì cần phẫu thuật để cắt dây chằng vòng A1 mở rộng miệng hầm. Đường mổ rất ngắn ở trước gốc ngón tay và gần khớp bàn đốt chỉ để lại một vết sẹo nhỏ khó thấy.
    Đối với trường hợp bẩm sinh thì nhiều phẫu thuật viên chỉ mổ sau một tuổi vì hơn 30% các cháu bé sẽ trở lại bình thường trước 1 năm.
    Đối với người lớn nếu điều trị chậm hoặc không điều trị thì ngoài sự đau nhức các cử động của ngón tay sẽ khó khăn thêm và cuối cùng cử động gập - duỗi sẽ mất, ngón tay cứng ở tư thế thẳng hay gập.
Bs Võ Văn Châu

VẠT DA SURAL

TENNIS ELBOW (ĐAU KHUỶU TAY CỦA NGƯỜI CHƠI TENNIS)

1. NGUYÊN NHÂN:
    Tennis elbow hầu hết xảy ra ở những bệnh nhân lứa tuổi từ 30 - 50 tuổi. Nó cũng có thể xảy ra ở bất cứ nhóm tuổi nào.
    Tennis elbow xảy ra ở 50% những người chơi các môn thể thao có vợt. Tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân bị Tennis elbow lại không liên quan đến môn thể thao này. Và hầu hết không có tiền sử chấn thương trước khi triệu chứng xuất hiện.
 Vị trí và động tác có thể gây ra Tennis elbow

    Những bệnh nhân bị Tennis elbow thường do ảnh hưởng công việc hay các hoạt động lặp đi lặp lại hay việc sử dụng quá mức các cơ vùng cẳng tay. Một vài hoạt động dẫn đến viêm lồi cầu ngoài bao gồm:
  •  Các trò tiêu khiển: Tennis (groundstrokes), cầu lông, bóng quần, đấu kiếm
  •   Nghề nghiệp: Chặt thịt, hàn chì, thợ sơn, người nông dân sử dụng cái cào cuốc, thợ dệt...
    Có một số bệnh nhân bị Tennis elbow mà không do bất cứ hoạt động đặc biệt nào gây ra các triệu chứng đó.
2. TRIỆU CHỨNG:
    Bệnh nhân thường than phiền đau dữ dội kiểu rát bỏng phía ngoài khuỷu. Trong hầu hết các trường hợp  đau bắt đầu nhẹ và diễn tiến chậm . Nặng dần  trong vài tuần hay  vài tháng.
    Đau có thể nặng thêm khi ấn vào phía ngoài khuỷu hay khi cầm nắm hoặc nâng vật dụng. Đôi khi nâng những vật rất nhẹ như cuốn sách nhỏ, ly cà phê cũng có thể gây ra đau hay mỏi đáng kể.
    Trong những trường hợp nặng hơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi vận động nhẹ nhàng  khớp khuỷu. Đau có thể lan xuống cẳng tay. 
3. CHẨN ĐOÁN:
    Việc chẩn đoán Tennis elbow bắt đầu bằng khai thác bệnh sử, tiền căn một cách chi tiết. 
    Khám có thể phát hiện:
  • Bệnh nhân đau khi thầy thuốc ấn trực tiếp lên cục xương phía ngoài khuỷu, hay đau dữ dội khi bảo bệnh nhân gập khủyu rồi đánh mạnh tay ra ngòai.
  •  Đau khi thầy thuốc bảo bạn duỗi cổ tay hay các ngón tay trong khi thầy thuốc giữ chặt lại.
    X-quang không cần thiết. Rất hiếm khi phải sử dụng cộng hưởng từ để tìm những tổn thương gân tại nơi bám của nó vào xương. 

3. ĐIỀU TRỊ:
a. Điều trị không phẫu thuật: 
    Trong hầu hết các trường hợp cần điều trị nội khoa thử trước khi điều trị phẫu thuật.
       - Giảm đau là mục đích chính trong bước đầu điều trị.
  •  Dừng ngay những hoạt động mà làm cho bạn đau: mang vác nặng, chơi thể thao, các công việc hàng ngày gây đau .
  •  Có thể trườm đá vùng phía ngoài khuỷu nếu đau nhiều.
  •  Có thể sử dụng thuốc giảm đau nhóm acetaminophen hay thuốc kháng viêm để làm giảm đau.
    Các dụng cụ chỉnh hình có thể giúp làm giảm các triệu chứng trong bệnh Tennis elbow. Bạn có thể sử dụng băng quấn giảm lực cơ hay nẹp cổ tay như hình vẽ. Những dụng cụ này làm giảm triệu chứng bằng cách làm giảm lực tác động của gân cơ vào chỗ bám của nó. 

                    vòng giảm lực                                        nẹp cổ tay

    Các triệu chứng giảm đáng kể trong vòng từ 4 đến 6 tuần.

    Nếu triệu chứng không cải thiện bước kế tiếp là tiêm thuốc chung quanh vùng lồi cầu ngoài của khuỷu, cách điều trị này sẽ làm giảm đau đáng kể. Tiêm làm 3 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày đến 1 tháng. 


Bài tập căng cổ tay trong 
khi khớp khủyu duỗi

    Sau khi hết đau bước điều trị kế tiếp là tập vật lý trị liệu. Tập căng cơ và tăng tầm vận động và sức mạnh của các cơ vùng ảnh hưởng như hình vẽ bên. Việc tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn hết đau hòan tòan và chức năng khớp khủyu trở về bình thường. Việc điều trị không phẫu thuật thành công trong 85% đến 90% các bệnh nhân bị Tennis elbow. 


    b. Điều trị phẫu thuật:
    Điều trị phẫu thuật chỉ đặt ra chỉ ở những bệnh nhân mà triệu chứng đau không cải thiện ít nhất là 6 tháng điều trị không phẫu thuật.

    Điều trị phẫu thuật sử dụng một đường rạch da nhỏ vùng lồi cầu ngòai bóc tách nơi bám các cơ duỗi cẳng tay ra khỏi nơi bám của nó sau đó nạo sạch các mô vùng viêm, khoan 4 lỗ vào xương và dùng chỉ đính lại nơi bám của nhóm cơ này. Việc điều trị phẫu thuật có thể sử dụng phương pháp tê tại chỗ hay tê tùng nách và bệnh nhân sẽ xuất viện sớm sau đó. Ngày nay phương pháp phẫu thuật nội soi đã dần được áp dụng trong các trường hợp phẫu thuật này. Tuy nhiên cho đến hiện nay phương pháp mổ nội soi chưa có lợi điểm gì đáng kể so với phương pháp mổ hở thông thường.

\
Kỹ thuật điều trị phẫu thuật chứng Tennis elbow( viêm lồi cầu ngòai: lateral epicondylitis). A, Đường rạch da phía trên lồi cầu ngòai. B, Nâng phía xa nhóm cơ duỗi để bộc lộ khoang ngòai của khủyu. C, Nạo sạch hết các mô viêm phía dưới nơi bám của nhóm gân duỗi. D, Bóc hết lớp vỏ xương vùng lồi cầu ngòai. E, Khoan 2 đường hầm vùng chữ "V" vùng lồi cầu ngòai. F, Đính lại chỗ bám của nhóm gân duỗi vào vùng lồi cầu ngòai. G, Khâu tận tận 2  đầu cắt gân duỗi với nhau.
    Sau khi phẫu thuật bệnh nhân phải được làm nẹp bột cánh bàn tay và cho xuất viện. Cắt chỉ sau một tuần và bỏ nẹp bột. Bệnh nhân bắt đầu tập cử động nhẹ nhàng để không bị teo cơ, cứng khớp. Tập vận động mạnh dần sau mổ 2 tháng .

    Bạn có thể trở lại các họat động thường ngày hay chơi thể thao lại sau mổ 4 đến 6 tháng

    Một điều đáng lưu ý là trong số các bệnh nhân được phẫu thuật cũng chỉ có 90% bệnh nhân khỏi bệnh. 
 Bs Võ Văn Châu  

CÁC VẠT DA THƯỜNG DÙNG TRONG PHẪU THUẬT TẠO HÌNH BÀN TAY

TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ KÍCH THÍCH ĐIỆN Ở ĐÂU ?

---------------------------------
   Tập vật lý trị liệu là một khâu quan trọng không thể thiếu sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình nói chung và trong phẫu thuật tổn thương mạng thần kinh nói riêng.
   Để phẫu thuật có kết quả tốt bện nhân cần lưu ý :
  • Tập vật lý trị liệu thường thực hiện sau phẫu thuật tổn thương mạng thần kinh 4 tuần, trong khi kích thích điện cần phải thực hiện ngay sau khi mổ với sự hướng dẫn chi tiết của bác sỹ điều trị hay nhân viên tập vật lý trị liệu
  • Để hiểu rõ về các bước tập vật lý trị liệu và kích thích điện bệnh nhân có thể liên hệ cô Giáp Thị Thu  DĐ: 0908.290.187
   Tại đây các bệnh nhân sẽ được 
  • Hướng dẫn tận tình về các bước tập vật lý trị liệu cũng như kích thích điện 
PHÒNG TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU  
Cô Thu đang hướng dẫn cho bệnh nhân tập vật lý trị liệu và kích thích điện 
  • Đo sức cơ: Là một xét nghiệm được thực hiện trước phẫu thuật và theo dõi phục hồi sau mổ
  • Cung cấp các loại máy kích thích điện cũng như các phương tiện tập vật lý trị liệu hỗ trợ
Máy được nhập trực tiếp tại Nhật Bản thật sự hiệu quả và có dòng chống đau làm cho bệnh nhân dịu bớt cơn đau do tổn thương mạng thần kinh 
MÁY KÍCH THÍCH ĐIỆN CÓ DÒNG GIẢM ĐAU TENS
Phòng tập sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị hiện đại với đội ngũ nhân viên tay nghề cao, tận tâm, chu đáo 
  • Đo sức cơ đánh giá trước mổ cũng như sau mổ
  • Có chỗ trọ cho bệnh nhân ở xa: đầy đủ tiện nghi, giá cả phù hợp dễ chấp nhận