Chào mừng bạn đến thăm Y KHOA VIỄN XỨ !

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

LỊCH SỬ VI PHẪU THUẬT

    Hiện nay các ngành phẫu thuật đang từng bước đi vào lỉnh vực kích thước nhỏ, các phẫu thuật viên có khả năng khâu nối, mỗ xẽ và phẫu tích những cấu trúc thật nhỏ như mạch máu nhỏ, bó sợi thần kinh, thực hiện các cuộc phẫu thuật trong một vùng bé nhỏ như phẫu thuật trong ống tai để sữa chữa lại các xương li ti ở màng nhỉ, hoặc phẫu thuật trong nhãn cầu v.v. Tuy nhiên, các phẫu thuật này đòi hỏi sự chính xác cao độ mà chỉ có các dụng cụ phóng đại mới đáp ứng được yêu cầu.
    Người đầu tiên là NYLEN năm 1921 đã dùng kính hiễn vi một mắt để mỗ cho một bệnh nhân bị xốp xơ tai và đã mở ra một Kỹ nguyên mỗ xẽ dưới kính hiễn vi. 
    HOLMGREN sau đó đã hoàn chỉnh kính loại này thành một kính hiễn vi phẫu thuật hai mắt, có nhiều độ phóng đại, dể xử dụng.
    Nhưng suốt 40 năm tiếp theo thời điểm của NYLEN thì kính hiễn vi phẫu thuật chỉ được xử dụng một cách giới hạn trong các phẫu thuật Tai và phẫu thuật Mắt, chưa ai nghĩ đến việc xử dụng nó trong phẫu thuật nào khác.
    Vào năm 1960 JACOBSON đang là giáo sư ngoại khoa kiêm giám đốc nghiên cứu của trường đại học VERMONT tham gia vào một chương trình nghiên cứu về dược chất, trong đó họ phải cắt đứt hoàn toàn các sợi thần kinh giao cảm trên cổ chó. JACOBSONđề nghị nên cắt đứt động mạch cổ chó rồi nối lại thì các sợi thần kinh này mới bị cắt đứt hoàn toàn, nhưng việc này lại trở nên rắc rối vì liên quan đến việc khâu nối mạch máu.
    Theo lịch sử Y học thì từ nhiều thế kỹ trước các thầy thuốc đã tìm cách khâu nối lại các mạch máu bị đứt mà không có kết quả, cho đến cuối thế kỹ 19 đã có nhiều công trình nghiên cứu khâu nối mạch máu, nhưng tỷ lệ thành công vẫn không cao.
    Năm 1902 ALEXIS CARREL đề xuất phương pháp khâu nối mạch máu cở vừa và lớn với kỹ thuật dùng 3 điểm chuẩn thì tỷ lệ thành công mới tăng lên dần và phẫu thuật mạch máu mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ. CARREL cũng đã nghiên cứu khâu nối lại các chi đứt rời của chó và đạt thành công có giới hạn, nhưng ông ta lại không hề biết đến các kỹ thuật vi phẫu để khâu nối các mạch máu nhỏ dưới kính hiển vi vì các kỹ thuật này chỉ được phát triển vào thập niên 60, nghĩa là hơn nửa thế kỹ sau.
    Khi các phẫu thuật viên khâu các mạch máu nhỏ có đường kính dưới 3 mm thì tỷ lệ thành công thấp dần và khi đường kính xuống đến 1,5 mm thì luôn luôn thất bại.
    JACOBSON đã phát hiện ra nguyên nhân chính yếu là mắt của các phẫu thuật viên không thể phân biệt rõ ràng các lớp của thành mạch máu để khâu nối chính xác. Để giải quyết vấn đề này cần phải dùng kính hiễn vi phẫu thuật, các dụng cụ và kim chỉ khâu thật nhỏ.
    Sau đó JACOBSON và SUAREZ đã thực nghiệm khâu nối thành công các mạch máu nhỏ dưới 1,5 mm với tỷ lệ thành công trên 95%. Phương pháp khâu nối mạch máu nhỏ này được trình bày tại Hội nghị Ngoại khoa Hoa kỳ năm 1960 và kỷ thuật mới này đã được đặt tên là Vi phẫu thuật. Từ đó cho đến nay đã có rất nhiều người đóng góp công sức vào việc phát triển vi phẫu thuật trong các chuyên ngành.
    SUNLEE kể từ năm 1960 đã thực hiện rất nhiều phẫu thuật thực nghiệm trên chuột như khâu nối mạch máu, thần kinh và các phẫu thuật cấy ghép cơ quan thận, tim, dạ dày v.v.
    MALT và Mc KHANN năm 1962 tại Boston cũng như CHENG ZONG WEI năm 1963 tại Thượng hãi khâu nối thành công bàn tay, cẵng tay bị đứt lìa.
    TAMAI và KOMATSU năm 1965 đã khâu nối thành công một ngón tay cái bị đứt lìa và cho đến nay đã có hàng ngàn ngón tay, bàn tay, chi trên, chi dưới bị cắt đứt lìa được khâu nối thành công trên thế giới.
    SMITH năm 1964 đã khâu từng bó sợi thần kinh, còn MILLESI và BRUNELLI đã nghiên cứu rất nhiều về khâu nối và ghép thần kinh bằng vi phẫu thuật.
    KRIZEK và cộng sự vào năm 1965 đã thực nghiệm các phẫu thuật chuyễn vạt da phức hợp.
    TAYLOR và DANIEL năm 1973 đã chuyễn một vạt da tự do bằng vi phẫu thuật cùng lúc với O’BRIEN.
    Trong vòng 30 năm ngành vi phẫu thuật đã phát triển mạnh mẽ và đã được xử dụng trong hầu hết các ngành chuyên khoa, đồng thời những nghiên cứu chuyễn ghép cơ quan tại các phòng thí nghiệm đã tạo ra nhiều bước tiến mới trong Y khoa. Hiện nay tại các thành phố lớn trên thế giới đều có các đơn vị vi phẫu thuật chuyên trách việc khâu nối các chi bị đứt lìa.
    Danh từ Reconstructive Microsurgery hiện nay được chấp nhận rộng rải trên thế giới để đề cập đến việc xử dụng kỷ thuật Vi phẫu trong ngành Ngoại khoa, Chấn thương Chỉnh hình, Nhi khoa, Niệu khoa, Thần kinh ngoại biên và Phẫu thuật Tạo hình.
    Bác sĩ VÕ VĂN CHÂU năm 1990 đã đề nghị xử dụng danh từ Vi phẫu Tạo hìnhtương đương với Reconstructive Microsurgery (đúng ra phải nói là Vi phẫu Tái tạo) mặc dù có nhiều phẫu thuật xử dụng kỹ thuật vi phẫu nhưng lại không mang tính chất tạo hình.
    Tại các nước tiên tiến trên thế giới đã có các hội Vi phẫu Tạo hình để thúc đẩy việc nghiên cứu và áp dụng chuyên môn.
Bs Võ Văn Châu    

[1]  Theo Y văn  NYLEN C.O.  The microscope in aural surgery, its first use and later developpement  Acta otolaryngologica, supplement  116:226 240, 1954.
  Theo Y văn  NYLEN C.O.  The otomicroscope and microsurgery 1921 1971  Acta otolaryngologica  73: 453 454, 1972.
[2]  Theo Y văn HOLMGREN G.  Some experiences in the surgery of oto sclerosis.  Acta Otolaryngol. 5:460, 1923.
[3]  Theo Y văn  CARREL A.  La technique operatoire des anastomoses vasculaires et la transplantation des visceres  Lyon medical. 98:859 864, 1902.
[4] HAIMOVICI H.  Vascular surgery  APPLETON CENTURY  CROFTS/ Norwalk, Connecticut edit. 1984.
[5]  Theo Y văn  JACOBSON  J.H. v… SUAREZ  E.L.  Microsurgery in anastomosis of small vessels.  Surg. Forum 11:243 245, 1960.
[6]  LEE SUN  Microsurgery in the rat  Chapter 3   Microsurgery edited by SILBER  S.J.  The William and Wilkins Co   Baltimore edit:93 129, 1979.
  Theo Y văn  LEE SUN, FISHER B.  Porto caval shunt in the rat  Surgery 50:668, 1961.
[7]  Theo Y văn  MALT R.A., Mc KHANN C.  Replantation of severed arms.  JAMA. 189:716   722, 1964.
[8]  CHEN Z.W., YANG D.Y., CHANG D.S.  Microsurgery, Chapter 7:105  Shanghai scientific and technical publisher, Newyork edit. 1982.
[9]  KOMATSU S., TAMAI S.  Successful replantation of a completely cut off thumb : case report  Plast. rec. sur. 42:374, 1973.
[10]  SMITH J.W.  Microsurgery of peripheral nerves  Plast. rec. sur. 33:317, 1964.
[11]  MILLESI H., MEISSL G., BERGER A.  The interfascicular nerve grafting of median and ulnar nerves.  JBJS. 54A:727, 1972.
[12]   BRUNELLI G.  Textbook of microsurgery  Masson, Milano, Parigi, Barcellona edit. 1988.
[13]  KRIZEK T.J., TANI T., DESPREZ J.D., KIEHN C.L.  Experimental transplantation of composite graft by microsurgical vascular anastomosis  Plast. res. sur. 36: 358, 1965.
[14]  DANIEL R.K., TAYLOR G.I.  Distal transfer of an island flap by microvascular anastomsis  Plast.rec.sur. 52:111, 1973.
[15]  O'BRIEN B.M., Mac LEOD A.M., HAYHURST J.M., MORRISON W.A.  Successful transfer of a large island flap from the groin to the foot by microvascular anastomosis  Plast.rec.sur. 52 : 271,1970.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét